Ván bóc là nguyên liệu để sản xuất gỗ ván ép sử dụng trong lĩnh vực nội thất rất được ưa chuộng hiện nay bởi: giá rẻ, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm nguyên liệu giúp bảo vệ tài nguyên rừng.
Vậy, quy trình sản xuất ván bóc như nào? Chúng ta cùng tìm hiểu các bước sản xuất ván bóc dưới đây nhé:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Các loại gỗ thịt (gỗ tự nhiên) được sử dụng để sản xuất ván bóc như: gỗ keo, gỗ bạch đàn, gỗ mỡ, gỗ óc chó, gỗ cây sồi, gỗ cây tràm bông vàng,…
Các cây gỗ phải được xử lý qua các bước cơ bản như: tách vỏ, ngâm hoặc luộc, bỏ nhựa, sấy hoặc phơi khô.
Bước 2: Lạng (bóc) khối gỗ
Bóc khối gỗ thành các tấm ván mỏng có độ dày từ 0.6mm – dưới 3mm.
* Các cách lạng bóc gỗ thành ván bóc hiện nay
- Bóc từ đỉnh (crown cut)
Khúc gỗ được bổ làm đôi và sau đó được lạng từ đỉnh theo đường thẳng ngang, song song với đường kính qua tâm khúc gỗ và tiếp tuyến với các vòng sinh trưởng.
- Bóc một phần tư (a quater cut)
Khúc gỗ được bổ thành bốn phần, và mỗi phần khúc gỗ được được lạng mỏng theo hướng xấp xỉ vuông góc với các vòng sinh trưởng. Điều này thường tạo ra một loại ván mỏng có vân gỗ dọc tương đối đồng đều.
- Bóc rift (rift cut)
Phương pháp này thường dùng với các loại gỗ sồi. Loại gỗ này thường có các tia đâm ra từ khúc gỗ giống như các mũi gai của bánh xe. Khúc gỗ được bổ thành bốn phần, sau đó được cố định trên máy bóc gỗ, lạng một đường cong cong như trong hình. Phương pháp này cho ra những vân gỗ song song.
- Bóc nửa vòng (Halfround cut)
Khúc gỗ được gắn lệch tâm trong máy bóc. Các tấm ván mỏng được bóc từ từ lần lượt theo hình khuyên qua các vòng sinh trưởng của gỗ, tạo ra tấm ván bóc có đường vân mang đặc điểm của cả hai phương pháp bóc tròn đồng tâm và bóc từ đỉnh.
- Bóc tròn đồng tâm (Rotary cut)
Khúc gỗ được quay tròn ngược lại với hướng dao. Khi hoạt động, khúc gỗ được bóc liên tục, ván bóc thành phẩm ra liên tục cho đến khi đường kính của khúc gỗ đạt giá trị tối thiểu của máy bóc. Vân gỗ sẽ không được như mong muốn vì tấm ván được bóc đồng tâm với vòng sinh trưởng của gỗ. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng cho ngành sản xuất ván ép plywood.
Bước 3: Sấy khô
Các tấm ván bóc được đem đi sấy khô bằng máy sấy công nghiệp. Các tấm ván bóc được xếp theo quy chuẩn và sấy trong lò với chế độ nhiệt nhất định để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Bước 4: Phủ keo
Phủ keo lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp như gỗ MDF, MFC, gỗ finger,… Người ta sẽ lăn keo lên cốt gỗ rồi dán veneer lên phần bề mặt đã phủ keo.
Loại keo được sử dụng phổ biến đó là UF. Keo UF có thành phần chính là hợp chất NH4CL để gắn lớp veneer vào cốt gỗ. Ưu điểm của hợp chất này đó là không gây độc hại, có khả năng kết dính tốt, đóng rắn nhanh, không thấm nước.
Bước 5: Ghép ván bóc vào tấm cốt gỗ.
Người ta sẽ thực hiện ép 2 lớp này lại với nhau bằng máy ép nguội hoặc máy ép nóng. Các công đoạn này được thực hiện tự động.
Bước 6: Xử lý bề mặt tấm gỗ
Khi lớp ván bóc đã được nằm cố định trên phần cốt gỗ, người ta sẽ dùng máy chà nhám để thực hiện công đoạn xử lý bề mặt, đánh bóng cho phẳng và nhẵn mịn.
Bước 7: Kiểm tra sản phẩm và mang đi phân phối.
Trên đây là quy trình các bước sản xuất ván bóc, quý khách hàng có nhu cầu mua bán các sản phẩm ván bóc xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HIM LAM MỘC DŨNG
1. Văn Phòng
Địa chỉ: Tầng 1 số 442 Đội Cấn, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0968 301 567 Zalo: 0936 271 688
E-mail: mocdung.himo@gmail.com Website: https://himo.vn
2. Nhà máy sản xuất
Địa chỉ: Thôn Bất Phí, Xã Nhân Hòa, Huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh